null Cử tri ở Đồng Tháp đề nghị tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Chi tiết bài viết Chi tiết bài viết

Cử tri ở Đồng Tháp đề nghị tăng trợ cấp thất nghiệp lên 75%

Sáng ngày 08.10, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề và góp ý dự thảo sửa đổi Luật Công đoàn và Luật Việc làm với 60 cử tri là cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trực thuộc Liên đoàn Lao động thành phố Sa Đéc và Công đoàn các khu công nghiệp, khu kinh tế Đồng Tháp.  

Hội nghị do ông Trần Văn Sáu - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Uỷ viên Ủy ban xã hội của Quốc hội, bà Huỳnh Thị Tuyết Vui, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Tỉnh; bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì. Tham dự còn có ông Kiều Thế Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh, cùng đại diện các sở, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân thành phố Sa Đéc.

Tại Hội nghị, cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào 02 dự thảo Luật, trong đó đối với dự thảo sửa đổi Luật Công đoàn, đ nghị cần hướng đến việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; quan tâm hơn đến việc bảo đảm về tổ chức, bộ máy và số lượng cán bộ công đoàn để thực hiện tốt chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Đồng thời, đề nghị Quốc hội xem xét thời gian làm nhiệm vụ Công đoàn cho cán bộ Công đoàn cơ sở hợp lý, phù hợp, không làm suy giảm so với quy định hiện hành, tránh “cào bằng” như các tổ chức của người lao động khác như quy định trong Bộ luật Lao động. Trong bối cảnh Ngân sách nhà nước còn khó khăn và để Công đoàn chủ động, độc lập trong hoạt động, cán bộ công đoàn đề nghị Quốc hội giao cho Tổng Liên đoàn có quyền chủ động trong việc ban hành tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu, phân cấp thu, phân phối và quản lý, sử dụng tài chính Công đoàn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

Người lao động góp ý vào dự thảo sửa đổi Luật Công đoàn và Luật Việc làm

Đối với dự thảo sửa đổi Luật việc làm, cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động quan tâm đặt ra nhiều ý kiến đề nghị về các điều khoản cần bảo đảm quyền lợi cho người lao động và theo hướng vì người lao động, trong đó mong muốn nhà nước tăng cường giám sát, xử lý vi phạm kịp thời và có chính sách hỗ trợ với trường hợp doanh nghiệp nợ đóng, trốn đóng Bảo hiểm thất nghiệp để người lao động được hưởng quyền lợi về Bảo hiểm thất nghiệp đúng quy định, đảm bảo cuộc sống, phát triển việc làm mới. đồng thời mong muốn tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% (bằng mức hưởng lương hưu tối đa) nhằm tạo điều kiện hỗ trợ người lao động có cuộc sống tối thiểu khi mất việc làm, thất nghiệp và hạn chế rút BHXH một lần của người lao động. Vì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hiện nay còn thấp, không đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.

Ông Trần Văn Sáu - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động tại Hội nghịtiếp xúc cử tri chuyên đề và góp ý dự thảo sửa đổi Luật Công đoàn và Luật Việc làm

 

Ông Trần Văn Sáu - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp ghi nhận, tiếp thu các ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẽ tổng hợp, kịp thời đề xuất kiến nghị, giải pháp cụ thể đến Quốc hội.

Ông Trần Văn Sáu - Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, bà Huỳnh Thị Tuyết Vui, Chủ tịch Liên đoàn Lao động Tỉnh trao quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. 

Ông Kiều Thế Lâm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân Tỉnh bà Huỳnh Thị Thu Thuỷ, Phó Chủ tịch LĐLĐ Tỉnh trao quà cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Dịp này, có 100 phần quà hỗ trợ đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, mỗi phần 01 triệu đồng (từ nguồn Tài chính Công đoàn).

Lưu Hùng